Bài Viết Hướng Dẫn Lập Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Mị và Bài Văn Mẫu Phân Tích Mị Trong Tác Phẩm “Vộ Chồng A Phủ”. Cùng tham khảo nhé!

I. Hướng Dẫn Lập Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Mị
1. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Tô Hoài
– Giới thiệu về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
– Giới thiệu khái quát về nhân vật Mị
2. Thân bài
a) Mị vốn là một cô gái Mèo xinh đẹp, tài năng và có đời sống tâm hồn phong phú
– Mị – một cô gái trẻ, đẹp: “trai đến đứng nhẵn cả vách đầu buồng Mị”, “có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”.
Bạn đang xem: Văn mẫu 12: dàn ý phân tích nhân vật mị
– Tài năng: tài thổi sáo “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”
– Tấm lòng hiếu thảo: câu nói của Mị với cha, Mị nhiều lần nghĩ đến việc ăn lá ngón tự tử nhưng vì nghĩ đến cha cô lại từ bỏ
b) Mị có số phận bi thảm khi trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.
– Mị chính là nạn nhân của chế độ cho vay nặng lãi vốn tồn tại từ ngàn đời
– Mị bị hành hạ về mặt thể xác
+ Mị trở thành cỗ máy lao động không biết mệt, không biết nghỉ
+ Mị bị đánh đập tàn nhẫn
– Mị bị đầu độc, nhục mạ tinh thần
+ Cúng trình ma – bị ràng buộc bởi sự hù dọa của thế lực thần quyền
+ Sống trong một căn buồng kín mít – cuộc sống tù túng
+ Vô tầm, dửng dửng, thờ ơ với nỗi đau của người khác
c) Sức sống mãnh liệt trong Mị
– Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân
+ Nghe tiếng sáo và những âm thanh trong không gian xung quanh
+ Nhẩm thầm lời bài hát
+ Mị uống rượu để quên đi nỗi tủi nhục của mình
+ Tâm hồn Mị hồi sinh và kí ức sống dậy: những kỉ niệm tuổi trẻ, , khát khao yêu thương trong Mị ùa về và Mị ý thức sâu sắc về thân phận tủi nhục, cay đắng
+ Mị muốn được đi chơi, Mị sửa soạn đi chơi
+ A Sử trói đứng Mị trong đêm tối. A Sử đã trói Mị, trói thể xác của Mị nhưng không thể trói được tâm hồn Mị
– Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ
+ Lúc đầu, Mị dửng dưng với A Phủ
+ Nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ: thương A Phủ và thương cho mình, thấy nhà Pá Tra sao ác thế
+ Mị nảy ra ý định cắt dây cởi trói cho A Phủ, nhưng rồi Mị sợ
+ Mị quyết định cắt dây cởi trói cho A Phủ và hai người chạy trốn khỏi Hồng Ngài
3. Kết bài
– Khái quát về nhân vật Mị
– Qua nhân vật, giúp chúng ta hiểu hơn về tài năng và tấm lòng nhân đạo của Tô Hoài
II. Bài Văn Mẫu Phân Tích Mị Trong “Vợ Chồng A Phủ”

1. Mở bài
Tô Hoài là một trong số những nhà văn lớn, có khối lượng tác phẩm đồ sộ trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Với quan điểm nghệ thuật coi trọng sự thật đời thường cùng phong cách nghệ thuật độc đáo những tác phẩm của ông luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Đọc thiên truyện, người đọc sẽ mãi không thể nào quên hình ảnh của Mị – “con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra”.
2. Thân bài
Trước hết, Mị là một cô gái Mèo trẻ trung, xinh đẹp, tài năng và có đời sống tâm hồn phong phú. Trước khi trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra Mị là một cô gái trẻ, đẹp, vẻ đẹp của Mị khiến bao chàng trai ao ước “trai đến đứng nhẵn cả vách đầu buồng Mị”, “có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Không chỉ đẹp ở ngoại hình, Mị còn là cô gái tài năng, có tài thổi sáo “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”. Và đặc biệt hơn cả, ở Mị ánh lên vẻ đẹp của một cô gái Mèo chăm chỉ và hết mực hiếu thảo với cha mẹ. Nét phẩm chất tốt đẹp ấy của Mị thể hiện rõ qua câu nói của nàng với cha “Con nay đã biết là nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Đồng thời, sự hiểu thảo ở Mị còn thể hiện qua việc nhiều lần cô định ăn lá ngón tự tử nhưng vì nghĩ đến cha, Mị đã từ bỏ đi cơ hội giải thoát cho chính mình. Như vậy, ở Mị hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp của người con gái – ngoại hình xinh đẹp và tâm hồn ngời sáng.
Nhưng, Mị đã có một số phận bi thảm khi trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Trước hết, Mị chính là nạn nhân của chế độ cho vay nặng lãi vốn tồn tại từ ngàn đời, chỉ vì món nợ vàng bạc khi bố mẹ Mị cưới nhau đã vay của nhà thống lí Pá Tra mà Mị bỗng chốc trở thành con dâu gạt nợ. Mị đã trả món nợ bằng tuổi thanh, và sức lực của bản thân mình với một cuộc hôn nhân không tình yêu, không hạnh phúc. Thêm vào đó, Mị bị hành hạ tàn nhẫn về thể xác. Mị trở thành công cụ lao động, trở thành cỗ máy làm việc không biết cả thời gian, không biết nghỉ ngơi là gì nữa “Mị như một cỗ máy làm việc suốt ngày, suốt tháng, suốt năm”, “Mị tưởng mình là con trâu con ngựa. Mị nghĩ mình cũng không bằng con trâu, con ngựa…” Những lời trần thuật đượm buồn cho chúng ta thấy rõ tình cảnh của Mị, nhưng đáng thương hơn, Mị không chỉ trở thành công cụ lao động mà còn bị đánh đập tàn nhẫn – những trận đòn roi không lí do. Đó là khi Mị bị A Sử đói đúng trong đêm tình mùa xuân. Đó là Mị bị A Sử đạp vào mặt khi đang bôi thuốc cho chồng. Dường như, việc A Sử đánh Mị đã trở thành một thói quen, Mị như một thứ đồ vật để A Sử mặc sức đánh đập. Song, cuộc sống của Mị ở nhà thống lí Pá Tra không chỉ có sự hành hạ về thể xác mà còn có cả sự nhục mạ về tinh thần. Lúc mới về làm dâu, Mị bị đưa ra cũng trình ma – Mị đã bị ràng buộc bởi sự hù dọa của thế lực thần quyền. Cuộc sống của Mị ở nhà Pá Tra chỉ là một căn buồng kín mít, tối om và dường như cuộc sống ấy đã đánh mất đi của Mị tình yêu, tuổi trẻ, khát vọng, để rồi cô trở nên thờ ơ, vô tâm, dửng dưng trước nỗi đau của người khác. Như vậy, khi trở thành con dâu nhà Pá Tra, Mị đã trở thành một công cụ lao động và hoàn toàn tê liệt sức sống.
Nhưng rồi, Mị đã thay đổi, Mị đã sống lại là chính mình và sức sống mãnh liệt trong Mị đã bừng tỉnh dậy trong đêm tình mùa xuân. Bằng ngòi bút đậm màu sắc trữ tình, tác giả đã vẽ nên bức tranh mùa xuân miền Tây Bắc thật đẹp và nổi bật lên là âm thanh của tiếng sáo – tín hiệu đặc trưng của mùa xuân Tây Bắc. Và để rồi, thiên nhiên mùa xuân ấy và đặc biệt là âm thanh tiếng sáo đã đánh thức tâm hồn Mị, làm sống dậy sức sống tiềm tàng trong Mị. Trong Mị đã có những dấu hiệu của sự thức tỉnh – “Mị nghe tiếng sáo vọng lại tha thiết bổi hổi”, Mị cảm nhận được âm thanh của cuộc sống xung quanh và lòng thổn thức, “Mị nhẩm thầm lời bài hát của người đang thổi sáo” rồi Mị uống rượu – uống để quên đi những đau khổ, tủi nhục và để nuốt đi những cay đắng vào lòng mình. Và để rồi, trong âm thanh dập dìu của tiếng sáo mùa xuân ấy, những kỉ niệm tuổi trẻ, những khát khao sống, khát khao yêu thương trong Mị lại gọi nhau ùa về và đó cũng là lúc Mị ý thức sâu sắc về thân phận tủi nhục, cay đắng của mình “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa”. Nhưng dường như tiếng sao gọi bạn yêu, khát vọng sống trong Mị đã lớn hơn tất cả mọi nỗi tủi hờn, Mị muốn được đi chơi, Mị sửa soạn để đi chơi nhưng khát khao ấy của Mị đã không thể thực hiện được – A Sử về và trói đứng Mị trong đêm tối. A Sử đã trói Mị, trói thể xác của Mị nhưng không thể trói được tâm hồn Mị nữa rồi “Mị đứng im lặng như không biết mình bị trói (…) Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi”. Như vậy, trong Mị đã có dấu hiệu của sự thức tỉnh, sự sống lại của khát khao yêu thương, nhưng có lẽ sức sống tiềm tàng của Mị thể hiện rõ qua chi tiết Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ. Lúc đầu, Mị hoàn toàn dửng dưng với A Phủ bởi với Mị việc này trong nhà Pá Tra đâu có gì lạ đâu. Nhưng rồi khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ trên gò má, Mị thấy thương A Phủ, thương cho cả chính mình và thấy nhà Pá Tra sao ác thế. Và để rồi, Mị nảy ra ý định cắt dây cởi trói cho A Phủ, nhưng rồi Mị sợ, có chút gì đấy do dự trong cô. Nhưng đến cuối cùng, lòng thương người, thương mình đã chiến thắng tất cả nỗi sợ hãi, cô cắt dây cho A Phủ và hai người chạy trốn khỏi Hồng Ngài. Hành động ấy của Mị đã chứng minh cho sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng, ý thức phản kháng vốn vẫn luôn tồn tại trong cô.
3. Kết bài
Tóm lại, Mị là nhân vật tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội xưa. Đồng thời, qua nhân vật Mị cũng giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về phong cách nghệ thuật, quan điểm sáng tác, tài năng và tấm lòng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài đối với những người lao động nghèo.
___ HẾT ___
Trên đây là bài viết “Phân tích nhân vật Mị” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Hi vọng bài viết sẽ là một nguồn tài liệu để các em tìm hiểu tác phẩm, song các em không nên sao chép nội dung vào các bài viết của mình. Nếu thấy bài viết hay, các em nhớ like và share nhé. Cảm ơn các em!
Nhân vật Mị trong tác phẩm Vơ Chồng A Phủ là biểu tượng cho người phụ nữ thời đại mới, dám đứng lên, chống lại cái ác để bảo vệ sự sống và tự do của bản thân mình. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những nét đẹp của nhân vật này qua các bài văn mẫu và dàn ý phân tích nhân vật Mị nhé!
1. Dàn ý đại cương phân tích nhân vật Mị
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật MịThân bài:Khái quát về nhân vật Mị
Phẩm chất của nhân vật Mị
Cuộc sống của Mị khi ở nhà Thống lí Pá Tra
Sức sống tiềm tàng của Mị
Kết bài: Đánh giá lại nhân vật Mị
2. Dàn ý chi tiết phân tích nhân vật Mị
Mở bài
Tác giả: Tô Hoài là người lấy những cảnh sinh hoạt, phong tục tập quán của miền núi để làm cảm hứng sáng tác ra các tác phẩm văn học, yêu cái đẹp bình dị, dân dã của người dân vùng cao.Tác phẩm: “Vợ Chồng A Phủ” là truyện ngắn đại diện cho chất riêng của Tô Hoài – viết về con người Tây Bắc với sức sống tiềm tàng đã vùng lên đấu tranh chống lại bọn thống trị.Nhân vật Mị: Đại diện cho hình ảnh người phụ nữ dù trong cảnh khó khăn, áp bức vẫn khao khát được sống → biểu tượng đẹp cho sức sống mãnh liệtThân bài
Khái quát về nhân vật MịLà người con gái thùy mị, nết na
Là người khao khát được sống, được hạnh phúc
Là người phụ nữ can đảm, biết vùng lên đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc và cuộc sống của mình
Là người con hiếu thảo, vâng lời cha mẹ.Ngoại hình, tư thế, công việc được miêu tả: “ cô gái ngồi quay sợi gai bên tầng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa…” khuôn mặt của cô thì “ Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi,… mặt buồn rười rượi”.

Phẩm chất của nhân vật Mị
Mị là người con gái mới lớn, trẻ trung, hồn nhiên, đặc biệt là có tài thổi sáo
Được nhiều chàng trai trong làng để ýLuôn mong muốn đi theo tiếng gọi của con tim
Hiếu thảo, chăm chỉ, hiểu được giá trị của tự do
Nhân vật Mị trước khi về làm dâu
Là người con gái tự do, hồn nhiên, trong sáng
Có tài thổi sáo khiến bao chàng say đắm
Từng yêu và được yêu nồng cháy nên luôn khát khao được đi theo tiếng gọi của con tim
→ Trước khi bước vào những ngày tháng giông tố của cuộc đời, Mị đã có một cuộc sống bình yên, tươi đẹp như bao cô gái tuổi trăng tròn khác
Cuộc sống của Mị khi ở nhà Thống lí Pá TraHoàn cảnh: Vì thương cha nợ nần nên đã vào làm dâu nhà Thống lí Pá Tra
Khi về làm dâu, bị thống lý đối xử tàn ác, đánh đập, bóc lộn sức lao động → địa ngục trần gian
Bị đối xử tệ đến mức chai lỳ với nỗi đau, làm việc không quan tâm đến thời gian và không gian → cái xác không hồn
Cô cứ sống lầm lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa, khổ mãi rồi cũng quen.Không chỉ hành hạ bởi thể xác mà còn bị đầu độc bởi thần quyền → chế độ quan lại miền núi trước cách mạng, sức mạnh thần quyền thật đáng sợ → trói buộc con người ta trong vô thức→ tê liệt về ý thức và không biết phản kháng.
→ Nạn nhân của những áp bức bất công, mang nỗi khổ cả về thể xác lẫn tinh thần
→ Nhà văn đặt nhân vật trong hoàn cảnh đối lập: Một bên là cô gái làm việc quần quật suốt ngày đêm với một bên là sự giàu có của nhà Thống lí
Sức sống tiềm tàng của MịNhìn thấy bức tranh mùa xuân → bồi hồi nhớ lại những ký ức xưa cũ
Chất xúc tác biến Mị thành con người khác là rượu và tiếng sáo
Người ta nói khi uống rượu vào là con người sống thật với trái tim mình nhất, sẽ bộc lộ hết những cảm xúc giấu kín → Sau khi uống rượu Mị như bừng tỉnh khỏi cơn mê → tất cả đã trỗi dậy sau sự kìm nén bấy lâu nay → Mị nổi loạn
Mị nhớ lại những ngày còn là con gái, còn được vui chơi, thỏa thích → hạnh phúc tột cùng và chỉ mong có thể thoát khỏi nơi đây.Ngọn đèn dầu thắp lên cũng chính là tia hy vọng cuối cùng cho cuộc đời Mị, chính là ngọn lửa của khát vọng được sống đúng với bản thân mình, mong ước được sống dậy với những ngày trẻ → Mị “quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”… làm đẹp cho chính bản thân.Dù bị A Sử trói vào cột nhà nhưng Mị vẫn hướng về một hạnh phúc, một tuổi xuân tươi đẹp → không cảm thấy đau
→ Mị 5 lần 7 lượt muốn thoát khỏi địa ngục trần gian này nhưng chính những kỷ niệm đẹp nhất của quá khứ đã khiến Mị sống dậy, nuôi dưỡng lòng tin và khát vọng sống.
Kết bài
Nhân vật Mị biểu tượng cho sự tự do, dám đứng lên chống lại những áp bức bóc lộtLà “nét mực” tô đậm sự tàn ác của chế độ phong kiến
Đại diện cho cái đẹp, khát khao được sống, được hạnh phúc
3. Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Mị

4. Bài văn mẫu phân tích nhân vật Mị
Bài mẫu 1
Con người sinh ra vốn đã được tạo hóa ban tặng cho quyền được sống, được làm người và quyền được mưu cầu hạnh phúc. Ý thức được điều đó, khao khát được hòa mình vào cuộc sống, con người đã vượt qua mọi trở ngại khó khăn, thử thách để hướng tới một điều thật ý nghĩa: sự sống. Nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài cũng đã phần nào biểu hiện điều đó. Bằng sức sống mãnh liệt, lòng khát khao được sống, Mị đã can đảm và tìm thấy sự sống cho chính mình.
Mị là một cô gái xinh đẹp, chăm chỉ làm việc và có tài thổi sáo giỏi. Chính vì thế mà cô gái ấy là niềm khao khát, ước mơ của bao nhiêu chàng trai: “Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Có thể nói, cuộc sống của Mị đang trên đà đơm hoa kết trái, một cuộc sống mà ở tuổi của cô ai cũng phải ao ước. Thế nhưng bước ngoặt của cuộc đời Mị đã dần chuyển sang hướng khác khi cô trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra. Và người con gái đẹp ấy lại một lần nữa tỏ rõ tấm lòng hiếu thảo của một người con khi nghe lời cha, chấp nhận về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý.
Tiếng là con dâu nhà thống lý nhưng ai cũng thấy được cô con dâu chẳng khác gì kẻ tôi đòi, phải làm việc quần quật suốt ngày đêm. Hình ảnh Mị thật tội nghiệp như một “con rùa lùi lũi nuôi trong xó cửa”, như “con trâu con ngựa nuôi trong chuồng, chỉ biết ăn cỏ, chỉ biết làm việc mà thôi”. Đối lập hoàn toàn với cha con nhà thống lý ăn chơi trác táng là hình ảnh cô Mị ngồi cạnh tàu ngựa, trước tảng đá, dù chẻ củi hay gánh nước từ dưới suối lên, lúc nào cũng cúi mặt buồn rười rượi. Sống trong nhà thống lý Pá Tra không phải là cô Mị trẻ trung, yêu đời như ngày xưa nữa. Chính thần quyền và cường quyền nhà thống lý đã giết chết tuổi thanh xuân, bóp nghẹt cuộc sống của Mị cả về thể xác lẫn tâm hồn. Lúc này, Mị không khác gì một cái xác không hồn vật vờ, làm việc như nữ nô, thành một kẻ hầu người hạ cho chồng mà có thể bị chồng đánh đập tùy hứng bất cứ lúc nào. Cuộc sống của Mị khép chặt trong căn buồng kín bưng, trông ra ngoài chỉ duy nhất có “một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy mờ mờ trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”.
Ý thức về cuộc sống của Mị dường như đã bị giai cấp phong kiến làm tê liệt. “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Điều này đã cho thấy con người nô lệ trong Mị vẫn còn sống, con con người thực của cô thì dường như đã chết. Mị không bày tỏ, không kêu than cũng không phản kháng gì, chỉ lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa và “chờ ngày chết rũ xương ở đây thôi”.
Xem thêm: Đồ Chơi Chiến Cơ Siêu Hạng Mini, Chiến Cơ Siêu Hạng Giá Tốt T05/2023
Thế nhưng, “ngoài đầu núi lấp ló, đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi”. Ta tưởng chừng như cô Mị đã trở nên vô cảm vô hồn, chỉ biết chấp nhận kiếp sống đọa đày nhưng không phải. Chính tiếng sáo gọi bạn trong đêm tình mùa xuân – biểu tượng của tình yêu và khát vọng sống – đã gợi dậy những sâu thẳm trong lòng Mị bấy lâu. “Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát”. Cách uống rượu ấy như báo trước một cuộc nổi loạn mà chính bản thân Mị cũng chưa ý thức rõ: “Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, còn Mị thì đang sống về ngày trước”. Chính những ngày tháng tuổi trẻ nghèo khó nhưng tự do, vui vẻ và hạnh phúc đã khiến cho lòng ham sống của Mị trỗi dậy: “Mị thấy phơi phới trở lại”. “Trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo” và “Mị muốn đi chơi”. Từ chuyển biến trong suy nghĩ, Mị đã có một hành động thật ý nghĩa” “Mị đến góc nhà, lấy ống mở, xắn một miếng bỏ vào đền cho thêm sáng” và “với tay lấy cái váy hoa vắt ở vách” để chuẩn bị đi chơi. Hành động này có nghĩa là Mị đã thắp lên một ngọn đèn, soi rọi cuộc sống tối tăm triền miên của quá khứ, và giờ đây Mị muốn bước ra khỏi cuộc sống tối tăm ấy, đến với tiếng sáo và những âm thanh rộn rã ngoài kia để được sống là chính mình.