Một số nhà sưu tầm sẵn sàng chi hàng triệu đôla vào các cổ vật, mặc dù không ít trong số đó từng bị coi là vô giá trị vào thời đại của chúng.

Bạn đang xem: Cổ vật trung hoa đắt khách


*

Tủ nhiều ngăn Harrington – Giá khoảng 6 triệu USD

Món đồ gia dụng tinh xảo được cho là sản phẩm thủ công của nhà thiết kể đồ gỗ mỹ thuật Thomas Chippendale, ra đời vào khoảng năm 1770 này đã lập nên một kỉ lục mới cho bất kì món đồ gia dụng Anh quốc nào được bán tại các kì đấu giá. Tủ commode Harrington được bán tại nhà đấu giá Sotheby London với khoảng 3,8 triệu bảng Anh (khoảng 6 triệu USD) sau hơn 3 lần thay đổi mức định giá.

*

Liễn đựng súp Hoàng Gia Đức – Giá 10,4 triệu USD.

Bạn có thể tưởng tượng được việc ăn một bát súp từ một liễn đựng súp có giá trị gần 10,4 triệu USD? Đây quả thực là một bữa ăn chỉ dành cho hoàng đế! Chiếc liễn tinh tế này được làm từ thời Louis XV, với chiếc nắp như kiệt tác nghệ thuật. Nắp liễn được khắc hình thực vật, cá và gia cầm. Nó được xem là một trong những sản phẩm bằng bạc tinh tế bậc nhất “thoát nạn” khỏi cuộc Cách mạng Pháp 1789 và Cuộc chiến Bảy năm, khi không bị mang đi nung chảy nhằm hỗ trợ kinh phí chiến tranh. Cho đến nay, ai là chủ sở hữu của món cổ vật nước Pháp này vẫn còn là ẩn số. Chỉ biết, món đồ này xuất hiện lần cuối tại phiên đấu giá nhà Sotheby New York vào tháng 11/1996.

*

Bàn Thư ký cổ của Gia đình Goddard & Townsend – Giá xấp xỉ 12 triệu USD

Hai gia đình Goddard và Townsend sống ở Mỹ vào thế kỷ 18 tại một khu dân cư chuyên nghề mộc tại Rhode Island. Bàn Thư kỷ cổ theo phong cách Chippendale của gia đình là 1 trong 7 đến 9 cái còn tồn tại, khiến nó trở thành một báu vật đáng khao khát của các nhà sưu tầm. Chủ nhân mới của chiếc bàn thư ký cổ này là gia đình Brown tại cuộc đấu giá do Christies tổ chức tại New York vào năm 1989.

*

Illustrated Folio of the Persian Shah circa 1500s – Giá khoảng 12,2 triệu USD

Tháng 5/2011, nhà Sotheby tại Luân Đôn đã cho bán đấu giá một mẫu vật hoàn hảo về nghệ thuật minh hoạ Hồi giáo. Bức Illustrated Folio do Shah Ba Tư chế tác vào khoảng những năm 1500, được xem là mẫu vật Hồi giáo đắt nhất từng được đấu giá hoặc mua bán.

*

Theo Thời báo Nghệ thuật Hàng ngày, cổ vật có màu nước đục này được cho là một trong những bản thảo minh họa tinh tế nhất từ trước đến nay. Người ta cũng cho rằng, đây là một trong những vật phẩm nghệ thuật sáng tạo nhất. Từ góc độ lịch sử, nó là một trong những cảnh của sử thi quốc gia Ba Tư.

*

Vương miện Ngọc lục bảo và Kim cương, từng thuộc về Vợ của Hoàng đế Pháp Napoleon III – Giá 12,8 triệu USD

Tại phiên đấu giá tại nhà Sotheby vào tháng 5/2011, vương miện Ngọc lục bảo và Kim cương đã tạo được ấn tượng khó phai. Chiếc vương miện này từng thuộc về hai bà hoàng: người chủ đầu tiên là Katharin, vợ thứ 2 của hoàng tử Guido Henckel von Donnersmarck nước Đức, và sau đó là vợ của Hoàng đế nước Pháp - Napoleon III. Hiện vẫn chưa lộ danh tính của người chủ mới của chiếc vương miện tuyệt đẹp này.

*

Bình có chân bằng vàng ròng thời Minh – Giá 15 triệu USD

Món cổ vật này được xác định có niên đại từ thời Tuyên Đức, thuộc về triều Minh, một trong những triều đại nổi tiếng nhất với đồ tạo tác Trung Hoa. Chiếc bình này được làm hoàn toàn bằng vàng ròng, mang một vẻ rực rỡ hiếm có. Trên bình có chạm khắc thủ công hai con rồng và vô số hoa văn tinh xảo. Ngoài ra, nó còn được trang trí xung quanh bởi ngọc lam, ngọc trai tự nhiên, hồng ngọc, khoáng thạch và ngọc bích.

*

Các chuyên gia về cổ vật thời Minh tin tưởng chiếc bình này là một trong tám cổ vật bằng vàng ròng còn sót lại của thời kỳ này. Trước phiên đấu giá, nhiều người cho rằng, một trong số các tỷ phú Trung Quốc sẽ giành sở hữu chiếc bình. Tuy nhiên, cuối cùng nó lại lọt vào tay một nhà sưu tập phương Tây, với mức giá khoảng 15 triệu USD.

*

Bình đựng rượu thân tròn tráng men gốm Hồng và Xanh / Trắng – Giá 16 triệu USD

Nhờ vào 6 dấu ký tự trên bình, các chuyên gia đã xác định bình rượu có niên đại từ thời Càn Long, được chế tác trong khoảng từ 1736 đến 1795. Món cổ vật thời Càn Long này cao 48,9 cm, được chạm khắc 2 con phượng hoàng và một viên ngọc đỏ rực bằng men màu hồng. Nó có thân tròn mang vẻ đẹp quyến rũ cũng như lịch sử Trung Hoa. Người sở hữu chiếc bình cũng là một bí ẩn khi không được tiết lộ danh tính. Ngoài ra còn có một điều đặc biệt khi chiếc bình còn có người anh em sinh đôi đang được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Matsuoka, Tokyo.

*

Olyphant – Giá 16,9 triệu USD

Không chắc rằng ai đó sẽ dùng một chiếc sừng chiến đấu có trị giá hơn 10 triệu bảng Anh trên mặt trận, nhưng đây chính xác là những gì mà Olyphant thể hiện – một chiếc sừng chiến đấu hay được gọi là sừng săn bắn. Cổ vật tuyệt vời này không nghi ngờ gì là cổ vật đắt giá nhất từng được đem ra đấu giá tại Bắc Âu, và nó được chế tác vào thế kỷ 11. Trên thực tế, chỉ còn có sáu cổ vật tương tự tồn tại trên thế giới.

*

Tủ đựng rượu – Giá 30,4 triệu USD

Không có gì là ngạc nhiên nếu chiếc tủ đựng rượu này đạt mức giá kỷ lục 30,4 triệu USD bởi nó là một trong những đồ nội thất tinh tế nhất được chế tác tại Florence trong thời gia đình Medici thống trị. Người ta đã và mất sáu năm với 30 người thợ thủ công mới hoàn thành được tuyệt phẩm này. Hiện nay nó đang được trưng bày tại Bảo tàng Liechtenstein, nơi mà khách viếng thăm bảo tàng có thể tự do chiêm ngưỡng, không giống như nhiều cổ vật khác trong các bộ sưu tập tư nhân.

*

Bình sứ thời nhà Thanh – Giá 84,8 triệu USD

Bình gốm sứ thời Thanh với giá 84,8 triệu USD được xem là cổ vật đắt nhất từng được bán đấu giá từ trước đến nay. Chiếc bình sứ thời nhà Thanh được cho rằng có niên đại vào khoảng năm 1740. Trước đó, chiếc bình này đã được kiểm tra tại chương trình truyền hình “Going for a Song” và bị cho là “bản sao chuẩn”. Kể từ đó, chiếc bình được gán niên đại và thẩm định bởi rất nhiều chuyên gia, và cuối cùng được xác định là đồ thật với giá trị không tưởng

Trong lịch sử dài lâu của mình, người Trung Quốc đã tạo ra rất nhiều tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Chúng đều là những báu vật vô giá của nền văn minh Trung Hoa. Trải qua nhiều cuộc chiến loạn, những bức họa nổi tiếng từng thất lạc đã được thu thập trở lại trong những bảo tàng khác nhau trên toàn quốc. Sau đây là 10 bức họa cổ nổi tiếng nhất Trung Hoa cổ đại:

1. Lạc thần phú đồ

Lạc thần phú đồ” (bức họa về nữ thần sông Lạc) là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của họa sỹ, nhà thơ, nhà thư pháp nổi danh Cố Khải Chi, người thường được coi là ông tổ của nền hội họa Trung Hoa.

*

Lạc thần phú đồ. (Tranh: qua Chinawhisper)

Cố Khải Chi vẽ bức “Lạc thần phú đồ” họa theo bài phú “Lạc thần đồ” của Tào Thực (192 – 232) viết về mối tình huyền hoặc với Lạc thần Mật Phi. Qua nhiều triều đại, bức họa này vẫn được coi là bảo vật quốc gia. Đến đời nhà Tống đã có 3 bản sao của “Lạc thần phú đồ” được lưu truyền.

Năm 1900, khi liên quân 8 nước tấn công vào Bắc Kinh, bức “Lạc đồ thần phú” đã bị mang đi. Hiện một bản sao đang được trưng bày ở bảo tàng Cố cung Bắc Kinh, một bản khác nằm ở bảo tàng Feer Gallery (Washington, D.C, Mỹ). Bản sao thứ ba hiện được lưu giữ ở bảo tàng tỉnh Liêu Ninh.

2. Bộ liên đồ

*

Bộ liên đồ. (Tranh: qua Chinawhisper)

Tác giả của bức họa này là Diêm Lập Bổn, một trong những họa sĩ được kính trọng nhất đầu thời Đường (618 – 907). Bức “Bộ liên đồ” miêu tả lại cảnh hoàng đế Đường Thái Tông Lý Thế Dân đón tiếp các sứ giả Tây Tạng.

Bức tranh rộng 38,5 cm, dài 129,6 cm, được vẽ trên lụa và được đánh giá cao ở cả hai khía cạnh lịch sử và nghệ thuật, hiện được trưng bày ở bảo tàng Cố cung Bắc Kinh.

3. Đường cung nữ sĩ đồ

*

Đường cung nữ sĩ đồ. (Tranh: qua Chinawhisper)

Đây là loạt tranh do hai họa sĩ nổi tiếng thời Đường là Châu Phong và Trương Huyên vẽ. Vào thời ấy, tranh vẽ phụ nữ quý tộc rất được ưa chuộng. Các bức tranh mô tả cuộc sống nhàn nhã, yên bình mà cũng rất cô đơn của các các mỹ nữ cung đình.

Bằng ngòi bút tinh tế của mình, Trương Huyên đã miêu tả chân thực cuộc sống quyền quý cũng như khắc họa tâm trạng sống động của các mỹ nữ cung đình. Còn Châu Phong thì tỏ ra thiện nghệ với những gam màu mềm mại, tươi sáng. Những bức tranh đã được sao lưu, cất giữ trên khắp các bảo tàng trên toàn quốc.

4. Ngũ ngưu đồ

Bức “Ngũ ngưu đồ” vẽ trên giấy gai, dài 139,8 cm, rộng 28,8 cm, là tác phẩm của Hàn Hoảng (723 – 787). Ông đồng thời cũng là Tể tướng dưới thời Đường Đức Tông.

*

Ngũ ngưu đồ. (Tranh: qua Chinawhisper)

Hàn Hoảng sinh ra ở Trường An, vốn nổi tiếng về tài vẽ bò. Bức họa “Ngũ ngưu đồ” (năm con bò) chính là tác phẩm giá trị nhất của ông, được rất nhiều nhà sưu tập nổi tiếng ưa chuộng như vua Tống Cao Tông Triệu Cấu (nhà Tống) hay vua Càn Long (nhà Thanh).

Ngày nay, du khách có thể chiêm ngưỡng bức tranh này trong bảo tàng Cố cung (Bắc Kinh). Hàn Hoảng chính là họa sĩ đầu tiên trong lịch sử hội họa Trung Hoa đạt đến trình độ vẽ bò sống động đến vậy.

5. Hàn Hi Tái dạ yến đồ

*

Hàn Hi Tái dạ yến đồ. (Tranh: qua Chinawhisper)

Bức họa “Hàn Hi Tái dạ yến đồ” (Bữa tiệc đêm của Hàn Hi Tái) miêu tả lại một buổi yến tiệc của gia đình Hàn Hi Tái, một viên quan cao cấp của triều Nam Đường (thời Ngũ Đại Thập Quốc).

Tác giả của bức tranh là họa sĩ Cố Hoành Trung. Tranh vẽ trên lụa, rộng 27,9 cm, dài 69 cm, được sao lại một bản vào thế kỷ 12. Bản sao này hiện đang được lưu trữ tại bảo tàng Cố cung (Bắc Kinh). Bức tranh miêu tả lại một cách chân thực sinh hoạt của giới quý tộc, thượng lưu Trung Quốc thế kỷ 10.

6. Thiên lý giang sơn đồ

*

Thiên lý giang sơn đồ. (Tranh: qua Chinawhisper)

Vương Hy Mạnh là một thần đồng mỹ thuật sống dưới thời Bắc Tống. Bức tranh “Thiên lý giang sơn đồ” (nước non ngàn dặm) được thần đồng này hoàn thành vào năm 1113 khi mới chỉ tròn 18 tuổi.

Đây được coi là một trong những tác phẩm đồ sộ nhất trong lịch sử hội họa Trung Hoa. Với độ dài 11,9 mét, bức họa đã mô tả những cảnh quan tuyệt vời, kiến trúc độc đáo và cuộc sống yên bình của con người. Nhìn bức tranh, người ta có thể cảm thấy sự thịnh vượng, phồn vinh của đất nước Trung Hoa.

7. Thanh minh thượng hà đồ

*

Thanh minh thượng hà đồ. (Tranh: qua Chinawhisper)

“Thanh minh thượng hà đồ” nghĩa là: tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết thanh minh. Đây là tác phẩm hội họa khổ rộng của họa sĩ Trương Trạch Đoan vẽ vào cuối đời Bắc Tống. Bức tranh mô tả cảnh sống của người dân Trung Quốc đời Tống tại kinh đô Biện Kinh (Khai Phong ngày nay).

Những sinh hoạt thường nhật, trang phục, ngành nghề, kiến trúc, đường xá được mô tả chi tiết, tỉ mỉ trong bức tranh lụa rộng 24,8 cm, dài 528,7 cm với nền màu tươi sáng. Người ta gọi “Thanh minh thượng hà đồ” là “Mona Lisa của Trung Quốc”, là báu vật của nhiều triều đại và hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Cố cung Bắc Kinh.

8. Phú Xuân sơn cư đồ

*

Phú Xuân sơn cư đồ. (Tranh: qua Chinawhisper)

Tên gọi của bức tranh có nghĩa là: “Ở ẩn trong núi Phú Xuân”. Tác giả của nó là một họa sĩ đời Nguyên tên là Hoàng Công Vọng (1269 – 1354). “Phú Xuân sơn cư đồ” được vẽ trong khoảng những năm 1348 – 1350. Đến đời vua Thuận Trị nhà Thanh, trong một trận hỏa hoạn, bức tranh bị đốt cháy thành hai mảnh.

Hiện nay, một phần bức tranh có chiều dài 50 cm được đặt tên “Thặng Sơn đồ” đang được cất giữ ở bảo tàng tỉnh Chiết Giang. Phần sau, dài 640 cm, tên gọi “Vô Dụng Sư quyển” được lưu giữ ở bảng tàng Cố cung (Bắc Kinh).

9. Hán cung xuân hiểu đồ

*

Hán cung xuân hiểu đồ. (Tranh: qua Chinawhisper)

“Hán cung xuân hiểu đồ” (buổi sáng sớm trong cung Hán) của họa sĩ Cừu Anh, rộng 37,2 cm, dài 2038,5 cm chính là bức tranh theo phong cách cuộn dài đầu tiên của hội họa Trung Quốc.

Cừu Anh là một họa sĩ tiêu biểu thời nhà Minh, cùng với Thần Châu, Đường Dần, Văn Chủy Minh được người đời tôn sùng là “Tứ kiệt” về hội họa thời nhà Minh. “Hán cung xuân hiểu đồ” là bức họa xuất sắc nhất của Cừu Anh trong suốt cuộc đời nghệ thuật của mình. Sau này, có rất nhiều bản sao lại của nó nhưng không thể đạt được độ toàn bích như bản gốc.

10. Bách tuấn đồ

*

Bách tuấn đồ. (Tranh: qua Chinawhisper)

Bức vẽ “Bách tuấn đồ” (Một trăm con ngựa) được vẽ bởi một họa sĩ dưới thời nhà Thanh có tên là Lang Thế Ninh. Ông vốn là mộ nhà truyền đạo đến từ nước Ý, tên khai sinh là Giuseppe Castiglione. Ông đến Trung Quốc, định cư và sống như một họa sĩ trong suốt hơn 50 năm.

Xem thêm: Tải bản đồ hải phòng qua vệ tinh quận hồng bàng, bản đồ vệ tinh quận hồng bàng

Tài năng của ông được các hoàng đế Trung Quốc thời bấy giờ như Khang Hy, Ung Chính hay Càn Long đánh giá rất cao. Ông chính là người đầu tiên kết hợp chủ nghĩa tả thực phương Tây với nghệ thuật vẽ bút lông truyền thống Trung Quốc. Bức “Bách tuấn đồ” vẽ trên giấy, có kích thước 102 cm x 813 cm, hiện đang được lưu giữ tại bảo tàng Cố cung Đài Bắc (Đài Loan).